← Back Published on

NGUYÊN TỐ HIP HOP 102

GIỚI THIỆU

Breaking là một trong những điệu nhảy phổ biến nhất tại Mỹ vào năm 1984. Làn sóng Hip Hop nhanh chóng lan toả đến bờ Tây, mang theo Breaking cùng những nghệ sĩ như Run DMC, Melle Mel & The Furious Five, Whodini và The Fat Boys. Phong trào này đã giúp cho ra mắt một số nhãn hiệu rap như DEF JAM, hãng thu Tommy Boy Records.

Văn hoá Hip Hop tại bờ Tây nước Mĩ chịu ảnh hưởng khá nhiều từ nguồn gốc của nó, duy chỉ có thành phố Los Angeles (L.A) vẫn giữ bản sắc riêng của nơi đây. Một số điệu nhảy có xuất xứ từ L.A như Locking (1975-1980), Popping (1980-1990), Hip Hop Freestyle (1990) vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ bên trong văn hoá của người Mỹ da màu.

Từ đây, thành phố L.A đã sản sinh ra những thương hiệu và nghệ sĩ rap riêng, đặc biệt là âm nhạc đặc trưng ở đây. Cuốn sách này sẽ tập trung vào những yếu tố, con người chính đã tạo nên văn hoá Hip Hop bờ Tây, đặc biệt tại thành phố L.A, bang California.

YẾU TỐ GRAFFITI (LOS ANGELES, BỜ TÂY)

Yếu tố Graffiti lần đầu tiên xuất hiện tại L.A vào đầu thập niên 80. Một số những nghệ sĩ đầu tiên tại thành phố này bao gồm:

  • Graph 1
  • Sketch 1
  • Hex 1
  • STP
  • TBL
  • Design 9

Như đã chia sẻ trong cuốn sách trước, Graffiti bắt nguồn từ thành phố Philadelphia và New York. Mỗi thành phố đã áp dụng bản sắc riêng để tạo nên sự đa dạng cho bộ môn này, L.A cũng vậy. Tại đây, họ cũng sử dụng Graffiti để thể hiện cảm xúc trên nhiều phương tiện, bằng kích thước khác nhau. Ở Los Angeles, họ vẽ lên xe buýt, vách tường trong hẻm và đường cao tốc.

Những hoạt động này trở thành tiền đề cho sự ra đời của các công ty chuyên kết hợp văn hoá đường phố với văn hoá Hip Hop. Công ty CON ART được thành lập năm 1989 bởi hoạ sĩ người L.A Ash Hudson, ông đã có công trong xây dựng thương hiệu thời trang đường phố đầu tiên trên thế giới lấy cảm hứng từ âm nhạc Hip Hop và văn hoá Graffiti. Tương tự là hãng thời trang đường phố Tribal được thành lập ngày 20 tháng 11, năm 1989 bởi hai anh em Bobby Ruiz và Joey tại thành phố San Diego.

Những bức vẽ Graffiti hoàn chỉnh đầu tiên được trưng bày tại hộp đêm Radiotron, trong khi quán Nuetron (1984-1986) được biết đến nhờ đánh nhạc Hip Hop, trình diễn nhạc sống, tiết mục của các BBoy, và các bức vẽ Graffiti trưng bày khắp nơi. Một số địa điểm Graffiti nổi tiếng tại Los Angeles là trung tâm thành phố, và Hollywood (Melrose).

Được biết đến là thành phố tội phạm, những người chơi Graffiti (Graffiti tagger) đầu tiên tại L.A đã phải đụng độ với rất nhiều băng đảng khi họ cũng sử dụng những bức tường trong hẻm để ký tên (tagging) đánh dấu địa phận khỏi những đối thủ. Các tagger cũng phải né tránh cảnh sát vì tagging vẫn bị xem là phạm pháp, và họ cũng sẽ bị các băng đảng “hỏi thăm” nếu lỡ lảng vảng vào những khu vực đã đánh dấu. Chính vì sự chèn ép này, nghệ sĩ Graffiti đã phải tạo ra những “băng đảng” riêng cho họ, như By Yourself Hustlers và KOD – King of Drag.

PHONG TRÀO NHẢY ĐƯỜNG PHỐ (BỜ TÂY)

Nguồn gốc các điệu nhảy đường phố của bờ Tây đều bắt nguồn từ nhóm The Lockers và Locking chính là điệu nhảy phổ biến nhất L.A trong thời gian từ năm 1977 đến năm 1983. Điệu nhảy thịnh hành này được sáng tạo bởi ngài Don Campbellock, người được mệnh danh là người đi tiên phong cho việc trở thành vũ công chuyên nghiệp, ngành nghề chưa từng được nghe tới và tồn tại tại thời điểm đó. Khi nhảy Locking, nguyên tắc cơ bản bao gồm tạo hình và khoá dáng bộ phận được tách biệt khỏi cơ thể.

Điệu nhảy tiếp theo làm cộng đồng háo hức chính là Popping. Trong Popping, kĩ thuật giật cơ (pop) được thực hiện bằng cách giật cơ ở các bộ phận nhất định trên cơ thể trên nền nhạc đang chơi. Trong giai đoạn đầu, nhạc Funk chính là âm nhạc sở trường của các popper – những người nhảy Popping – với một số nghệ sĩ nổi tiếng trong dòng nhạc này như Zapp và Parliament.

Popping được công chúng biết đến lần đầu tiên vào nửa đầu thập niên 80 với một vài nhân vật nổi tiếng đến từ L.A bao gồm Square City, Shake City, Daryl Stoke, và Groove Atrons. Những băng đảng địa phương cũng “pop” mỗi khi chạm mặt nhau tại những bữa tiệc tại gia. Đây là phương án thích hợp để thay thế cho các vụ ẩu đả, đôi khi chuyện đó vẫn diễn ra. Popping ngày nay vẫn là một điệu nhảy đường phố được tìm kiếm và theo học rộng rãi trên toàn thế giới.

Bên cạnh đó, một số nhóm DJ còn có sự tổng hoà của cả hai thể loại nhảy, DJ, rapper, và nhà sản xuất âm nhạc. Một trong những nhóm nổi tiếng nhất phải kể đến chính là nhóm Uncle Jams Army.

Popping sau này kết hợp với một điệu nhảy khác tên là Boogaloo và một trong những người tạo ra nó chính là Boogaloo Sam. Điệu nhảy có xuất xứ từ thành phố San Jose, cách San Francisco 50 dặm.

Nhờ sự xuất hiện của những điệu nhảy mới, cộng đồng nhảy tại L.A đã ngày một phát triển hơn. Cùng thời điểm đó, Breaking - điệu nhảy có nguồn gốc từ New York từ 1982-1984 – đã du nhập đến L.A và được đón nhận, trở thành một trong những thể loại nhảy phổ biến nhất bấy giờ.

Một sự kiện quan trọng đã diễn ra vào năm 1985 với sự xuất hiện của điệu nhảy Freak Beat. Thể loại âm nhạc mới này đã giới thiệu đến cộng đồng những nghệ sĩ như Egyptian Lover, LA Dream Team, Cybotron, và thường được các Popper sử dụng trong trình diễn. Dòng nhạc có tiết tấu nhanh hơn so với âm nhạc nói chung thời điểm đó và nó phù hợp với các Popper khi Popping cũng được xử lý ở tốc độ cao. Bên cạnh đó, giai điệu của Freak Beat cũng mới lạ, giúp tạo nền tảng ra đời cho những điệu nhảy khác như The Pee Wee Herman, The Guess và The Skate.

Những điệu nhảy này đã phát ra một phong cách thời trang mới, phong cách Freak Beat, bao trùm lấy cả thành phố L.A. Đỉnh cao của giai đoạn Freak Beat là sự ra đời của nhiều nhóm DJ nổi tiếng, trong đó có Ultra Wave. Cũng vào những năm 1985-1987, những cuộc thi nhảy đầu tiên của thành phố thuộc tiểu bang California đã được tổ chức. Những sự kiện đầu tiên thường được tổ chức trong các khán phòng hoặc đại sảnh với hàng trăm người tham dự.

Các nhóm dự thi đa phần là học sinh trung học phổ thông, và danh hiệu, giải thưởng cho đội thắng cuộc là quyền khoe khoang, Bragging Rights, trước các trường và thành phố khác. Các đại diện đến từ phía Tây thành phố là những người hăng hái tham gia những thi nhất trước khi cả thành phố vào cuộc.

Sau giai đoạn Freak Beat, từ 1985 đến 1987, những điệu nhảy và tổ hợp Hip Hop đầu tiên đã được giới thiệu với L.A một năm sau đó. Soul Brothers được ghi nhận là nhóm nhảy Hip Hop đầu tiên ở L.A cùng phần ra mắt với tiết mục Hip Hop hoàn chỉnh đầu tiên trên sân khấu Paradise 24. Soul Brothers qua đó cũng tạo nên sức ảnh hưởng bằng việc thay đổi hoàn toàn cấu trúc của cái gọi là nhảy từ trước tới nay và cách chúng ta trưng diện.

Soul Brothers mang đến một vẻ ngoài và cách tiếp cận hoàn toàn khác biệt. Tuy nhiên, những vũ công trong giai đoạn này vẫn đang bị cuốn vào thể loại Freak Beat mà chưa thể tiếp nhận văn hoá Hip Hop. Mặc dù vậy, từ 1988 đến năm 1990, Hip Hop nhanh chóng tiến hoá và trở nên phổ biến hơn trên toàn nước Mĩ. Nhiều chương trình Rap xuất hiện hơn, thúc đẩy văn hoá phát triển thành ngành công nghiệp bạc tỉ tại xứ cờ hoa.

Nhu cầu sở hữu vũ công Hip Hop ngày một cao hơn không chỉ trong giới rapper mà còn ở các chương trình rap trên truyền hình như MTV Raps, BET (Rap city) và cả Soul Train. Chính vì văn hoá Hip Hop vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, cơ hội tìm việc là vô cùng dồi dào cho những ai có kĩ năng về vũ đạo Hip Hop.

Cùng thời điểm đó, cụm từ “vũ công Hip Hop” được hình thành, ngay giai đoạn âm nhạc Hip Hop hưng thịnh nhất từ năm 1989 đến năm 1997, cụm từ này đjawc biệt chưa bao giờ xuất hiện trước đây. Sự hiện diện của các “vũ công Hip Hop” giúp chúng ta phân biệt rõ ràng giữa các thể loại nhảy vốn sẵn có tại L.A như Locking, Popping, Breaking.

Nối tiếp sự đi lên của văn hoá Hip Hop, thành phố L.A tiếp tục trình làng một thể loại mới tên là Krumping. Krumping bắt nguồn từ một thể loại được biết đến là Clown Dancing / Clowning. Thể loại Clown Dancing do một người tên Tommy sáng tạo ra dựa trên những trò hề cá nhân của mình để vui vẻ cùng với cách ăn mặc như một chú hề.

Sau Krumping, Bờ Tây tiếp tục cho ra đời một thể loại mới bên cạnh sự đi lên từng ngày của Hip Hop. Thành phố Oakland, thuộc tiểu bang California, chào đón thiên kỉ 21 mới bằng điệu nhảy Turfing. Mặc dù chưa bao giờ đạt đến đỉnh cao trong văn hoá nhảy như một vài thể loại khác, Turfing vẫn luôn được xem là một trong những thể loại được truyền cảm hứng từ chính văn hoá Hip Hop.

Từ năm 2010 đến 2014, giới trẻ L.A bắt đầu một phong trào nhảy mới và gọi nó là The Jerk, hay Jerking. Thể loại mới này đã thu hút được một lượng người quan tâm nhất định cùng với những nhà tài trợ có lợi nhuận ủng hộ phong trào này. Mặc dù tuổi đời của Jerking còn rất ngắn, nhưng phong trào này đã đóng góp rất nhiều cho sự mở mang và độ phủ sóng trên toàn cầu của văn hoá nhảy.

NHẢY TỰ DO (BỜ TÂY)

Nhảy tự do, Freestyle Dance, là phong cách nhảy có nguồn gốc từ ông hoàng nhạc Soul James Brown, Bob Marley, The Temptations và Curtis Mayfield cùng rất nhiều nghệ sĩ khác. Những nghệ sĩ này đã truyền cảm hứng cho sự ra đời của nhảy tự do bằng chính âm nhạc của họ.

Nhảy tự do là một phong cách đặc trưng gắn liền với âm nhạc. Để Freestyle chính là nhảy theo cảm nhận của chúng ta dựa trên những gì ta nghe được hoặc tưởng tượng ra một cách nhảy hoàn toàn dựa trên giai điệu, nhịp và cảm nhận. Khác với những thể loại vốn dĩ đã có căn bản như Popping hay Locking, nhảy tự do không có gì hết.

Freestyle Dance chỉ có hai luật:

  1. 1. Cảm nhận nhịp điệu và âm nhạc
  2. 2. Sáng tạo

Hai luật này được áp dụng đặc biệt cho nhảy tự do. Mặc dù được nhiều người ưa chuộng nhưng đây lại là thể loại rất khó để luyện tập vì nó chẳng có một cơ bản nào cả. Sự phát triển của điệu nhảy này phụ thuộc vào độ mong muốn phát triển bản thân của chính người vũ công đó. Với những ai không thích luật lệ, đây lại là một điệu nhảy thú vị, hấp dẫn, và đáng để thử qua. Vì vậy, nhảy tự do đặc biệt dành cho những ai có tình yêu với âm nhạc lớn hơn cả tình yêu dành cho chính điệu nhảy này.

Những người tự cho mình là vũ công nhảy tự do thường có sự tập trung cao độ, và cởi mở hơn những vũ công theo đuổi những thể loại khác. Người nhảy Freestyle thường tìm thấy bản thân mình trong chính điệu nhảy, khi họ đạt đến một tầm hiểu biết nhất định thông qua việc tự đánh giá và sự phát triển của bản thân dựa trên âm nhạc.

Tóm lại, nghệ thuật tự do trong nhảy không phải dành cho tất cả mọi người. Chỉ những ai xem nhảy là một loại hình nghệ thuật và muốn phát triển về loại hình nghệ thuật đó mới có thể mở lòng đón nhận Freestyle Dance. Cụm từ “freestyle” / “tự do” đầu tiên được sử dụng trong Locking vì mặc dù điệu nhảy này có những quy tắc, luật lệ nhất định, thì ta vẫn có thể “phá luật” mà nhảy. Locking ban cho những vũ công bộ óc giàu trí tưởng tượng để sáng tạo phong cách cho mỗi cá nhân.

Soul Brothers được biết là những người tiên phong cho nghệ thuật nhảy tự do ở L.A. Phong cách nhảy của họ không có bất kỳ quy tắc nào hết, mà nhiệm vụ của họ là tiếp tục bổ sung vào những gì đã có sẵn. Tuy nhiên, Freestyle Dance chưa bao giờ là chuẩn mực trong ngành công nghiệp giải trí nói riêng, cũng như cách xã hội nhận thức và hình dung về nghệ thuật nhảy nói chung. Mặc dù vậy, Freestyle Dance vẫn âm thầm tồn tại và phát triển nhờ vào những cá nhân tiếp tục đam mê và săn đón bộ môn nghệ thuật này.

TỪ LÓNG (BỜ TÂY)

Thành phố Los Angeles chính là nơi có số lượng tứ lóng nhiều nhất phía bờ Tây, và đương nhiên còn tuỳ thuộc vào khu vực bạn sinh sống. Một số từ lóng có liên hệ trực tiếp tới L.A như:

  1. 1. Mark – Bạn là đối tượng của các cuộc ẩu đả
  2. 2. Buster – Bạn không được tôn trọng
  3. 3. What set you from – Bạn đến từ băng đảng nào
  4. 4. What up Cuzz – Dạo này sao rồi (cách nói của băng Crip)
  5. 5. What up Blood – Dạo này sao rồi (cách nói của băng Blood)
  6. 6. Dope – Một điều gì đó hay ho
  7. 7. Crack – Thuốc phiện / Ma tuý đá
  8. 8. Homey – Bạn
  9. 9. Popo – Cảnh sát
  10. 10. Jack move – Bị cướp
  11. 11. Squabble – Cuộc ẩu đả
  12. 12. Your Sorry – Không tốt
  13. 13. Whats Crackin – Có chuyện gì vậy
  14. 14. Dough – Tiền
  15. 15. Fiend – Người nghiện ma tuý
  16. 16. Crackhead – Người nghiện thuốc phiện
  17. 17. Kicks – Giày bata
  18. 18. Player – Có phụ nữ cặp kè
  19. 19. Hustler – Kiếm tiền bằng mọi cách
  20. 20. Tight – Mọt sách

THỜI TRANG HIP HOP (BỜ TÂY)

Thời trang đường phố bờ Tây luôn chịu ảnh hưởng từ văn hoá băng đảng, nhưng cũng không có gì quá bất ngờ bởi Los Angeles vốn được xem là thành phố của những tội phạm khét tiếng. L.A tới nay vẫn sặc mùi phân biệt chủng tộc và sự kì thị đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thời trang của từng khu vực trong L.A, qua đó cũng bị tác động từ nhiều nền văn hoá khác nhau.

Một trong những phụ kiện thời trang đầu tiên chính là mũ Cordury, nổi lên vào đầu thập niên 80 tại khu vực người Mỹ gốc Phi, phía Nam L.A. Corduroy là loại mũ lưỡi trai có gắn huy hiệu câu lạc bộ chơi gôn ở phía trước. Việc sở hữu phụ kiện này không phải là một phong trào thời trang, mà chủ yếu để người khác nhận diện được bạn thuộc băng nhóm nào. Đặc biệt, chỉ có những băng nhóm Mỹ gốc Phi đội loại mũ Corduroy này.

Chiếc áo khoác duy nhất của nhóm, được phổ biến vào đầu thập niên 80, là một loại áo khoá zip kiểu dáng áo gió khá đắt tiền. Phụ kiện này thường được trao cho những thành viên buôn bán chất kích thích của nhóm. Cùng với đó là một vài dòng giày thời trang nổi tiếng như Crocosacs / Crocasacks và giày cons, tên gọi ngắn gọn của thương hiệu đình đám Converse.

Một số thương hiệu thời trang đường phố nổi tiếng khác bao gồm Jordache Jeans, LEE Jeans, mũ Kangol, áo khoác Bomber và mắt kính Gazelle chịu ảnh hưởng rất nhiều từ văn hoá bờ Đông. Thời trang L.A giai đoạn đầu được định hình bởi phong cách của những dòng nhạc Rock, Punk Rock, Ska và Rockabilly. Ngược lại, một số ban nhạc hàng đầu, nhóm Fishbone và The Specials, tham gia quảng bá cho các thương hiệu liên quan đến Hip Hop như dòng giày Doc Martens và Creepers, ủng Monkey, thời trang hoạ tiết Paisley, ghim cài áo Broaches / Brooches.

Những ảnh hưởng này đã tạo ra nhiều dòng thời trang và xu thế độc đáo. Trong khi đó, Hip Hop vẫn đang cố gắng tìm cho mình một chỗ đứng trong xã hội nước Mĩ và âm nhạc chính là mũi giáo tiên phong. Xu hướng thời trang L.A tiếp tục thay đổi khi thương hiệu Vans Off the Wall được ra mắt vào cuối thập niên 70, cùng sự xuất hiện của yếu tố trượt ván được giới thiệu tới cộng đồng. Áo khoác Starter, với những thương hiệu, câu lạc bổ thể thao đình đám trên lưng, cực kì thịnh hành vào nửa sau của thập niên 80.

Thập kỉ 90 vừa đến cũng là lúc văn hoá Afro trở thành xu hướng mới của ngành thời trang L.A. Những thương hiệu quần áo như Cross Colors, Karl Kani trở thành lựa chọn ưa thích của những rapper và vũ công Hip Hop. Với việc chủ sở hữu là những người Mỹ gốc Phi, thương hiệu như Cross Colors hay Karl Kani càng trở nên hấp dẫn hơn với cộng đồng văn hoá đường phố.

Với các băng nhóm Mỹ gốc Latinh, lựa chọn của họ là thương hiệu Dickies vì phù hợp với phong cách của họ. Văn hoá Latinh mang đến thành phố bờ Tây những điều rất mới lạ như bộ đồ zuit, bộ đồ quần liền áo rộng, hay những chiếc xe Low rider. Đây là một loại xe hơi bóng bẩy thiết kế theo kiểu dáng phi thuyền với khung gầm hạ sát mặt đất, được trang bị thuỷ lực để cạnh tranh về độ bật nhảy trong những cuộc thi độ xe hoặc khoe mẽ khi dạo quanh các khu phố.

Một xu hướng thời trang khá phổ biến đối với nam giới Mỹ gốc Phi chính là làm tóc quăn theo phong cách Gheri curl, còn gọi là California curl. Bằng cách dùng hoá chất để làm quăn tóc, xu hướng mới này đã trở nên thịnh hành trong giới nghệ sĩ cũng như vận động viên. Là thành phố đề cao phát triển sự độc đáo, nhiều thuơng hiệu thời trang nổi tiếng tại L.A đã và đang tiếp tục được truyền cảm hứng từ những phong cách mới được khai sáng ngay tại thành phố Los Angeles. Một số thương hiệu nổi tiếng tại L.A:

  • Damani Da Da
  • Meoshe Marc Echo
  • GHQ, The Factory
  • APE
  • Tribal
  • Carhartt
  • X-Large
  • Jordans
  • JIVE

YẾU TỐ MC (BỜ TÂY)

Một trong những người đầu tiên theo đuổi bộ môn này ở bờ Tây chính là ICE T. Ông cũng tiên phong trong việc xây dựng hãng thu của riêng mình, Macola Records, vào năm 1984. ICE T vốn là một tay buôn nổi tiếng, và ông đã dùng nguồn thu đó để mở công ty giải trí của riêng mình vào thời điểm không một ai dám nghĩ đến việc khởi nghiệp trong ngành công nghiệp Hip Hop. Sản phẩm đầu tay của ông “Reckless”, là một bài hát rất nổi và là một tác phẩm kinh điển đối với DJ Chris The Glove Taylor. Tiếp nối thành công của ICE T còn có LA Dream Team với “Rockberry JAM”, Jazzy Dee “Wack Girl”, Evil E và Henry G, Everlast, Bobby Jim, the Critters & Captain Rap, và Toddy Tee với “The Batter ram”, đây là một bài hát về việc cảnh sát LA sử dụng một chiếc xe tăng phá tường những căn nhà thuộc dạng tình nghi buôn lậu.

Giai đoạn 1983 đến 1985 chứng kiến nước Mỹ bắt đầu cuộc chiến chống ma tuý. Trong khi đó, phong trào băng đảng đạt mức đáng báo động ở Los Angeles với hàng loạt vụ giết người cướp của liên quan đến chất cấm đặc biệt là ma tuý. Từ môi trường này, L.A đã sản sinh ra nhạc rap. Âm nhạc bờ Tây cũng khác hẳn nguồn gốc của nó ở phía bên kia nước Mỹ vì chịu sự tác động từ môi trường xung quanh, điển hình là việc L.A là một thành phố tội phạm do hai băng đảng Mĩ gốc Phi kiểm soát, chính là băng Crips và băng Bloods. Âm nhạc đặc trưng của thành phố L.A được gọi là Freak Beat.

Nhạc Freak Beat (bờ Tây) có tiết tấu nhanh hơn nhạc rap (bờ Đông) và phần lớn sử dụng đàn phím và âm thanh điện tử. Điều này khác hoàn toàn với cách tạo ra các bài rap, sử dụng phân đoạn của những bài nhạc kinh điển trong quá khứ. Một trong những người tiên phong cho giai đoạn Freak Beat chính là MC, nhà sản xuất âm nhạc Egyptian Lover. MC bờ Tây lấy cảm hứng từ cuộc sống trong băng nhóm tại L.A thời đó để sáng tác, vì vậy âm nhạc của họ sau đó được mọi người đặt tên là Gangster Rap và đã tồn tại cho tới tận ngày nay. Gangster Rap đã cho ra đời vô số nhóm như NWA, Above the LAW, King T, Dogg Pound và nhanh chóng được truyền bá khắp toàn cầu và trở thành ngành công nghiệp triệu đô.

YẾU TỐ DJ (BỜ TÂY)

Thành phố Los Angeles là nơi xuất phát điểm của rất nhiều DJ nổi tiếng. Chương trình DJ đầu tiên xuất hiện vào năm 1985 do đài radio 1580 KDAY trụ sở L.A sản xuất. KDAY là một trong số ít những trung tâm phát thanh phục cho người Mĩ Phi và Mĩ Latinh. Hoạt động chủ yếu của nhà đài là phát nhạc Hip Hop trên AM, một kênh radio không phổ biến lắm. Nhưng do tần số vô tuyến thấp nên kênh AM phải chuyển phát qua một kênh trung gian. Mặc dù gặp nhiều trở ngại nhưng KDAY vẫn phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những đài radio nổi tiếng nhất California.

KDAY sở hữu độc quyền một số DJ và có những chương trình riêng với sự góp mặt của The Mixmasters. The Mixmasters là tập hợp những DJ có kĩ năng điêu luyện nhất Los Angeles dẫn đầu bởi Tony Gonzales, một trong những DJ giỏi nhất được sinh ra tại đây. Họ được biết đến với kĩ năng chà đĩa điêu luyện và khả năng kiểm soát bàn DJ đến hoàn hảo. The Mixmasters cũng tổ chức một cuộc thi nhảy mà trong đó rapper là một phần của chương trình, giúp họ có cơ hội trải nghiệm trên một sân chơi hoàn toàn mới lạ. Những câu lạc bộ Hip Hop ở Los Angeles được gọi chung là Radiotron.

Một nhóm DJ khác với tên gọi The World Class Wreckin Cru bao gồm những người sản xuất âm nhạc hàng đầu thế giới và DJ Dr.Dre. Họ cũng chính là nhóm DJ đầu tiên cho ra mắt bài nhạc đơn dưới tên công ty của mình.

Nhóm DJ Uncle Jams Army thì được biết đến với tư cách là người tổ chức những cuộc thi nhảy lớn nhất tại một trong những địa điểm lớn nhất L.A chính là nhà thi đấu The Sports Arena, sân nhà của đội bóng rổ chuyên nghiệp LA Clippers. Một nhóm DJ nữa cũng nhận được sự quan tâm từ cộng đồng chính là Ultra Wave.

Nhưng mọi chuyện đã thay đổi kể từ năm 1989 khi Zulu Nation trở thành nhóm DJ có tầm ảnh hưởng nhất thành phố cùng các buổi tiệc tại câu lạc bộ nổi tiếng nhất khu vực Water Da Bush. Giai đoạn cuối thập niên 90, cộng đồng chào đón sự xuất hiện của nhóm Beat Junkies, với thành công là nhóm đầu tiên mở trường dạy học về DJ cũng như hướng nghiệp các bạn trẻ theo đuổi đam mê thành một nghề nghiệp thực thụ.

PHỤ LỤC 01

NHÓM DJ (BỜ TÂY)

DJ Curtis Harmon

DJ Battlecat

DJ Nu Mark

Greedy Gregg

Chris the Glove

DJ Muggs

DJ Rhettmatic

DJ Cool

BMC

DJ Evil E

DJ Viscous Lee

DJ Kilu

Tony Dee

DJ DAZ

DJ Klass ONE

Adam 12

Chunky Dee (người khởi xướng)

DJ Mark LUV

Mixmaster Spade

DJ Wolf

DJ Thrust

DJ Pooh

General Lee

Ralph M

B BOY, POPPER, LOCKER

Air Force Crew

Skeeter Rabbit

Suga Pop & Elf

LA Breakers

Ed Pruitt

Square City

GO GO Brothers

One Arm Bandit

Shake City

Boogie and the B Boys

Groove Atrons – Daryl Stokes

Boogaloo SAM

Wildstyle

Time Bandits

Poppin PETE

Pony Express

Sin Lok

NGHỆ SĨ DÒNG NHẠC FREAK BEAT

  • Cybotron
  • Soul Sonic Force
  • Kraftwerk
  • Egyptian Lover
  • Strafe

HÃNG THU NỔI TIẾNG (L.A/BỜ TÂY)

  • Macolo Records
  • Saturn Records
  • Techno Hop
  • TOO Fresh
  • NIA Records
  • Syndicate Records
  • Jus Borne Records

PHỤ LỤC 02

MC (BỜ TÂY)

TDF – Too Dam Fresh

Born

LA KINGZ

The Pharcyde

Freestyle Fellowship

Self Scientific

Born Asiatic

Everlast

Rodney O and Joe Cooley

E Rule

Self Jupiter

Dogg Pound

LA Dream Team

RAS KASS

Medusa

Syndicate

Captain Rapp

Hen Gee - Evil E

Kid Frost

Planet Asia

Funky Town PROS

Jazzy DEE

Jurassic 5

ĐÀI RA-ĐI-Ô HIP HOP (BỜ TÂY) GIAI ĐOẠN 1985 – 1990

  • 1580 KDAY AM Station
  • 1230 KPFK AM Station
  • 1230 KJLH FM Station – Đài FM đầu tiên

NHÓM NHẢY

Swat Team

Jammers

Romeo

Dorsey Creepers

Gucci Boyss

Scheme Team

Groovers

Ultra Girls

Teasers

Heart & Soul

ĐỊA ĐIỂM HIP HOP NỔI TIẾNG

Hollywood & Vine

CLB Radiotron

CLB Roxbury

CLB World on Wheels

Bãi biển Venice

CLB Hollywood Live

CLB Oskos

CLB Mavericks Flat

Đại lộ Whittier

CLB Paradise

CLB 321

CLB Funk Jungle